SÀNG LỌC CHẨN ĐOÁN BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Bệnh nhân bệnh đái tháo đường nên sàng lọc hàng năm bệnh thận đái tháo đường, khuyến cáo sàng lọc nên bắt đầu khi:
- 5 năm sau chẩn đoán đái tháo đường type 1; (A) hoặc
- Từ lúc chẩn đoán đái tháo đường type 2. (B)
- Đo ACR (Albumin / Creatinin Ratio) niệu ở một mẫu nước tiểu bất kỳ; (B)
- Đo creatinine huyết thanh và ước tính mức lọc cầu thận. (B)
- Mẫu ACR tăng nên được khẳng định là không có nhiễm trung đưởng tiểu bằng 2 mẫu nước tiểu đầu dòng nữa trong 3 đến 6 tháng tới. (B).
- Microalbumin niệu được định nghĩa khi ACR từ 30 – 300 mg/g.
- Macroalbumin niệu được định nghĩa khi ACR > 300 mg/g.
- 2 trong 3 mẫu nước tiểu phải trong phạm vi xếp loại của microalbumin niệu hoặc macroalbumin niệu
- Hiện diện macroalbumin niệu; (B) hoặc
- Hiện diện microalbumin niệu cùng với sự hiện diện của bệnh võng mạc đái tháo đường, (B) hoặc Đái tháo đường type 1 với thời gian ít nhất là 10 năm.
Cần sàng lọc chẩn đoán sớm bệnh thận đái tháo đường |
CHẨN ĐOÁN
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Đái tháo đường (Diabetic nephropathy–DN) là nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh thận giai đoạn cuối tại Hoa Kỳ. Biểu hiện tiềm tàng với nồng độ albumin niệu 30–300 mg/g Cr. Biến chứng thận rõ rệt với biểu hiện albumin niệu >300 mg/g Cr. Bệnh ở giai đoạn sớm có biểu hiện tăng lọc tại cầu thận dẫn đến tăng mức lọc cầu thận, sau đó mức lọc cầu thận giảm dần và cuối cùng là bệnh thận giai đoạn cuối.
Test chẩn đoán
Sinh thiết thận thường không được chỉ định, trừ khi tốc độ suy thận nhanh hơn dự kiến, đây có thể là gợi ý một bệnh lý thận khác trên bệnh nhân đái tháo đường. Biểu hiện mô học bệnh thận do đái đường thường thấy xơ hóa dạng nốt, giãn rộng khoảng gian mạch cầu thận (Kimmelstiel-Wilson nodules) dưới kính hiển vi quang học. Miễn dịch huỳnh quang không thấy tình trạng lắng đọng phức hợp miễn dịch. Dày màng đáy có thể được quan sát dưới kính hiển vi điện tử.
ĐIỀU TRỊ
Kiểm soát tích cực đường máu và huyết áp là quan trọng nhất. Điều trị hạ đường huyết cụ thể được thảo luận thêm trong bài viết khác, Bệnh Đái tháo đường và rối loạn liên quan. Thuốc ức chế ACE hoặc ARB là thuốc đầu tiên được lựa chọn trong điều trị tăng huyết áp và giảm protein niệu ở bệnh nhân đái tháo đường. Nghiên cứu đánh giá sự kết hợp các thuốc ức chế ACE với ARB hay các thuốc ức chế trực tiếp renin như aliskiren đã cho thấy tình trạng tim mạch và thận tiến triển xấu đi.
PHÒNG NGỪA BỆNH THẬN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
- Cần phải giữ đường huyết ở mức ổn định: luôn kiểm soát đường huyết ổn định trong giới hạn bình thường (dưới 7mmol/l lúc đói, dưới 10mmol/l sau khi ăn 2 giờ). Ngoài việc dùng thuốc có thể bổ sung thêm thuốc có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ như dây thìa canh, mướp đắng, tảo spirulina… giúp làm hạ và ổn định đường huyết, giúp giảm chỉ số HbA1c và ngừa các biến chứng do đái tháo đường gây nên.
- Cần kiểm soát huyết áp (HA) tốt: ≤ 120/80mmHg. Bốn phương pháp để hạ huyết áp cần phải thực hiện đồng thời là: giảm cân (nếu có thừa cân); ăn nhạt; bỏ rượu, không hút thuốc lá và tập thể dục thường xuyên và đều độ. Nếu các biện pháp này không hiệu quả thì cần chỉ định thêm các thuốc hạ huyết áp.
- Chế độ ăn: Hạn chế ăn nhiều chất đạm (0,6 – 0,8g protein/kg/24 giờ) để tránh làm quá tải thận và giảm hiện tượng mất protein qua thận. Tuy nhiên với bệnh nhân bị bệnh thận đái tháo đường, chế độ ăn hạn chế protein phải cân nhắc và cần tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng.
No comments:
Post a Comment