Cập nhật tin tức y khoa, tổng hợp các bài giảng mới nhất từ các tổ chức y tế uy tín trên thế giới, phác đồ điều trị, cách sử dụng thuốc. Chia sẻ tài liệu y khoa.

Full width home advertisement

QUẢNG CÁO

Rất nhiều bệnh nhân hiện nay mắc các bệnh xương khớp mãn tính, tình trạng đau cơ và đau khớp dai dẳng do các bệnh lý này gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau để giảm các triệu chứng, nhưng việc sử dụng lâu dài các thuốc (lạm dụng thuốc) này ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Mặt khác, có hiện tượng lờn thuốc giảm đau dẫn đến việc tăng liều thuốc để đạt hiệu quả giảm đau, điều này nhanh chóng dẫn đến tác dụng phụ không mong muốn của thuốc (ví dụ: việc sử dụng thuốc giảm đau paracetamol có thể làm độc tế bào gan, dẫn đến viêm gan do thuốc, một số thuốc giảm đau NSAIDs ảnh hưởng đến dạ dày, gây loét dạ dày tá tràng,...). Do mặt hạn chế này của thuốc Tây, nhiều người tìm đến các biện pháp đông y như châm cứu hoặc xoa bóp, một mặt làm giảm đau, mặt khác làm lưu thông máu đến các cơ quan, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.



Tuy nhiên việc xoa bóp cũng cần có những kĩ thuật nhất định. Việc xoa bóp không đúng kĩ thuật có thể làm cho bệnh nhân đau hơn, làm các khớp tổn thương nhiều hơn. Do đó trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các kĩ thuật xoa bóp được các bác sĩ đông y kiểm chứng là có tác dụng tốt lên cơ thể chúng ta.

Nội dung

Nguồn gốc và tác dụng của xoa bóp

Nguồn gốc:

  • Xoa bóp là phương pháp chữa bệnh, phòng bệnh hiệu quả, dễ áp dụng, mọi người đều có thể làm được.
  • Xoa bóp của YHCT được lý luận YHCT chỉ đạo, không bị các phương tiện khác chi phối.
  • Xoa bóp của YHHĐ được lý luận của YHHĐ chỉ đạo và các phương tiện hiện đại hỗ trợ.

Tác dụng của xoa bóp:

  • Tác dụng đối với hệ thần kinh:
  • Tác dụng đối với da:
  • Tác dụng đối với cơ, gân, khớp:
  • Tác dụng đối với tuần hoàn
  • Tác dụng đối với các chức năng khác

Các thủ thuật xoa bóp

Yêu cầu đối với thủ thuật xoa bóp:
  • Thủ thuật phải dịu dàng, song có tác dụng thấm sâu vào da thịt, làm được lâu và có sức.
  • Tác dụng bổ tả của thủ thuật.
  • Thường làm chậm rãi, nhẹ nhàng, thuận đường kinh, có tác dụng bổ, làm mạnh nhanh, ngược đường kinh có tác dụng tả. Do đó để xoa bóp đúng kĩ thuật mọi người nên học thêm về đông y hoặc ít nhất cũng nên đọc về các đường kinh trong cơ thể: gồm có đường kinh dương và đường kinh âm mà việc tác động lên các đường kinh này thông qua các kĩ thuật như xoa bóp, ấn huyệt hay châm cứu sẽ có những tác dụng khác nhau. Một số tác dụng có thể có lợi, nhưng nhiều tác dụng có thể có lại cho bệnh lí hiện tại của bệnh nhân, làm cho bệnh tình nặng thêm. Do đó, tôi xin nhắc lại thêm một lần nữa, các bạn nên tìm hiểu về các đường kinh trên cơ thể trước khi thực hiện các kĩ thuật xoa bóp hoặc đến các bác sĩ đông y để được hướng dẫn cụ thể

2.1. Xát

Dùng gốc gan bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái xát lên da theo hướng thẳng (đi lên, đi xuống hoặc sang phải, sang trái). Toàn thân chỗ nào cũng xát được. Nếu da khô hoặc ướt cần dùng dầu hoặt bột tan bôi để làm trơn da. Việc xát vào da sẽ giúp tạo nhiệt, lượng nhiệt này có thể thấm sâu từ từ vào xương khớp giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu. Ngoài ra, xát còn làm tăng tuần hoàn, giúp máu lưu thông tốt hơn, do đó giúp cho các tổn thương cơ và khớp của bệnh nhân hồi phục nhanh hơn.
Tác dụng: thông kinh lạc, dẻo gân cốt, lý khí, làm hết đau, hết sưng, khu phong tán hàn, kiện Tỳ Vị, thanh nhiệt.

2.2 . Xoa :

Là thủ thuật mềm mại, thường dùng ở bụng hoặc nơi có sưng đỏ. Kĩ thuật này có tác dụng tương tự như kĩ thuật xát ở trên nhưng thường chỉ dùng cho một số vùng nhất định.
Dùng gốc gan bàn tay, vân ngón tay, hoặc mô ngón tay út, mô ngón tay cái xoa tròn lên da chỗ đau.
Tác dụng: lý khí, hoà trung (tăng cường tiêu hoá), thông khí huyết làm hết sưng giảm đau.

2.3. Day:

Dùng gốc bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái, hơi dùng sức ấn xuống da người bệnh và di chuyển theo đường tròn, da người bệnh di động theo tay thầy thuốc, thường làm chậm, còn mức độ nặng nhẹ tuỳ tình trạng bệnh lý. Là thủ thuật mềm mại hay làm ở nơi đau, nơi nhiều cơ.
Tác dụng: làm giảm sưng, hết đau, khu phong thanh nhiệt, giúp tiêu hoá.

2.4. Ấn:

Dùng ngón tay cái, gốc bàn tay, mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái ấn vào huyệt hay một nơi nào. Việc ấn huyệt cần đúng vị trí của huyệt. Mà mỗi huyệt có một tác dụng nhất định nên khi điều trị một bệnh lí cụ thể có một nhóm huyệt để tác dụng lên.
Tác dụng thông kinh lạc, thông chỗ bị tắc, tán hàn, giảm đau.

2.5. Miết:

Dùng vân ngón tay cái miết chặt vào da người bệnh rồi miết theo hướng lên hoặc xuống, sang phải, sang trái. Tay thầy thuốc di động và kéo căng da của người bệnh, hay dùng làm ở vùng đầu, vùng bụng.
Tác dụng: khai khiếu, trấn tĩnh, bình Cangiáng hoả (làm sáng mắt) , trẻ em ăn không tiêu.

No comments:

Post a Comment

Bottom Ad [Post Page]

| Thiết kể bởi Trung tâm y khoa