Cập nhật tin tức y khoa, tổng hợp các bài giảng mới nhất từ các tổ chức y tế uy tín trên thế giới, phác đồ điều trị, cách sử dụng thuốc. Chia sẻ tài liệu y khoa.

Full width home advertisement

QUẢNG CÁO

Tất tần tật những điều bạn cần biết về bệnh cao huyết áp

Tăng huyết áp là một tên khác của huyết áp cao. Nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ, và tử vong.

Điều đáng lo ngại là tỉ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng tăng

Huyết áp là lực do máu gây ra đối với các thành mạch máu. Áp lực phụ thuộc vào sự co bóp của tim và sự đề kháng của các mạch máu.

Các tiêu chuẩn xác định tăng huyết áp: huyết áp cao hơn 130/90 milimét thủy ngân (mmHg), theo hướng dẫn của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) vào tháng 11 năm 2017.

Tăng huyết áp và bệnh tim là những vấn đề sức khoẻ toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đã ảnh hưởng đến lượng muối trong khẩu phần ăn trên toàn thế giới, và điều này đóng vai trò trong tăng huyết áp.

Đây là một số điểm chính về tăng huyết áp:

  • Huyết áp bình thường là 120/ 80 mmHg.
  • Nguyên nhân gây ra huyết áp cao bao gồm căng thẳng, bệnh vữa xơ động mạch, bệnh thận,...
  • Cao huyết áp không được kiểm soát có thể dẫn tới cơn đau tim, đột qụy, và các vấn đề khác.
  • Điều chỉnh lối sống là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề huyết áp cao.

Điều trị

Huyết áp được điều chỉnh tốt nhất thông qua kiểm soát chế độ ăn trong giai đoạn tiền tăng huyết áp.

Điều chỉnh lối sống là điều trị thiết yếu cho cao huyết áp.

   Tập thể dục thường xuyên
Các bác sĩ khuyên bệnh nhân tăng huyết áp tham gia 30 phút tập luyện cường độ vừa phải, có thể đi bộ, chạy bộ, đạp xe, hoặc bơi trong 5 đến 7 ngày trong tuần.

   Giảm căng thẳng

  Tránh stress, hoặc phát triển các chiến lược để quản lý căng thẳng không thể tránh khỏi, có thể giúp kiểm soát huyết áp.

   Sử dụng rượu, ma túy, hút thuốc và ăn uống không lành mạnh để đối phó với căng thẳng sẽ làm tăng thêm các vấn đề về tăng huyết áp. Những điều này nên tránh.

   Hút thuốc có thể làm tăng huyết áp. Giảm hút thuốc làm giảm nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim và các vấn đề sức khoẻ khác.

Điều trị bằng thuốc

Những người có huyết áp cao hơn 130/90 có thể dùng thuốc điều trị cao huyết áp.

Thuốc thường được bắt đầu mỗi lần với liều thấp. Tác dụng phụ liên quan với thuốc hạ huyết áp thường ít gặp.

Cuối cùng, thường kết hợp ít nhất hai thuốc hạ huyết áp.

Một loạt các loại thuốc có sẵn để giúp hạ huyết áp, bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu, bao gồm thiazides, chlorthalidone, và indapamide
  • Thuốc chẹn beta và thuốc chẹn alpha
  • Thuốc chẹn kênh canxi
  • Các chất chủ vận trung tâm
  • Chất ức chế adrenergic ngoại biên
  • Thuốc giãn mạch
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)
  • Thuốc chẹn thụ thể angiotensin

Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào từng cá nhân và các bệnh lý kèm theo có thể có.

Bất cứ ai dùng thuốc chống tăng huyết áp cần phải đọc kỹ nhãn hiệu, đặc biệt là trước khi dùng bất kỳ loại thuốc không kê toa (OTC), chẳng hạn như thuốc thông mũi, những thuốc này có thể tương tác với thuốc giảm huyết áp.

Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp

Nguyên nhân gây tăng huyết áp thường không được biết.

Khoảng 1 trong 20 trường hợp tăng huyết áp là ảnh hưởng của một số bệnh lí hoặc do thuốc.

Bệnh thận mãn tính (CKD) là nguyên nhân phổ biến gây ra huyết áp cao vì thận không lọc chất lỏng. Sự dư thừa chất lỏng này dẫn tới tăng huyết áp.

Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng bị tăng huyết áp:

• Tuổi: Tăng huyết áp phổ biến hơn ở những người trên 60 tuổi. Với tuổi tác, huyết áp có thể tăng ổn định vì các động mạch trở nên cứng hơn và hẹp hơn do mảng bám tích tụ.
• Dân tộc: Một số nhóm dân tộc có xu hướng bị cao huyết áp.
• Kích thước và trọng lượng: Quá cân hoặc béo phì là yếu tố nguy cơ chính.
• Uống rượu và thuốc lá: Việc tiêu thụ một lượng lớn rượu thường xuyên có thể làm tăng huyết áp.
• Giới tính: Nguy cơ suốt đời là như nhau đối với nam và nữ, nhưng nam giới dễ bị cao huyết áp hơn ở độ tuổi trẻ hơn. Tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng cao hơn ở phụ nữ lớn tuổi hơn.
• Tình trạng sức khoẻ hiện tại: Bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh thận mãn tính, và mức cholesterol cao có thể dẫn đến cao huyết áp, đặc biệt khi về già.
Các yếu tố đóng góp khác bao gồm:
• Không vận động hoặc ít vận động.
• Chế độ ăn giàu muối có liên quan đến thực phẩm chế biến và chất béo.
• Kali thấp trong chế độ ăn kiêng.
• Sử dụng rượu và thuốc lá
• Một số bệnh lí và thuốc.
Tiền sử gia đình bị cao huyết áp và stress cũng có thể gặp.

Dấu hiệu

Huyết áp có thể được đo bằng máy đo huyết áp.

Huyết áp được đo bằng máy đo huyết áp

Huyết áp cao trong một thời gian ngắn có thể là phản ứng bình thường đối với nhiều tình huống. Ví dụ, căng thẳng cấp tính và tập thể dục với cường độ lớn có thể làm huyết áp tăng nhanh ở người khỏe mạnh.

Vì lý do này, chẩn đoán tăng huyết áp thường đòi hỏi một số lần đo cho thấy huyết áp cao theo thời gian.

Huyết áp tâm thu đề cập đến áp suất khi tim co bóp để bơm máu đi nuôi cơ thể. Huyết áp tâm trương đề cập đến áp suất khi tim giãn ra và máu trở về tim.

Hướng dẫn của AHA 2017 xác định các mức huyết áp sau đây:

Phân độ tăng huyết áp theo AHA

Nếu sau khi đo thấy huyết áp tăng hơn bình thường, chờ 2 hoặc 3 phút và sau đó đo lặp lại để kiểm tra.

Nếu trong những lần đo sau mà vẫn giữ nguyên hoặc cao hơn, rất có thể bạn đã mắc bệnh cao huyết áp.

Triệu chứng

Một người bị tăng huyết áp có thể không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, và nó thường được gọi là "kẻ sát nhân thầm lặng." Trong khi đó, nó có thể gây tổn hại cho hệ thống tim mạch và các cơ quan nội tạng, như thận.

Thường xuyên kiểm tra huyết áp là công việc rất quan trọng vì thông thường sẽ không có các triệu chứng giúp chúng ta nhận ra sớm được tình trạng này.

Cao huyết áp gây ra mồ hôi, lo lắng, vấn đề về giấc ngủ, và đỏ phừng mặt. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, sẽ không có triệu chứng nào cả.

Nếu huyết áp đạt đến mức độ của một tăng huyết áp cấp cứu, có thể gặp đau đầu và chảy máu cam.
Biến chứng

Tăng huyết áp về lâu dài có thể gây ra các biến chứng do xơ vữa động mạch, do sự hình thành mảng bám gây thu hẹp mạch máu. Điều này làm cho bệnh tăng huyết áp tồi tệ hơn, vì tim phải bơm mạnh hơn để cung cấp máu cho cơ thể.

Xơ vữa động mạch liên quan đến huyết áp có thể dẫn đến:

  • Suy tim và đau tim.
  • Phình động mạch, hoặc phình lên bất thường trong thành động mạch có thể vỡ, gây chảy máu nghiêm trọng và, trong một số trường hợp có thể tử vong.
  • Suy thận.
  • Đột quỵ.
  • Chứng võng mạc cao huyết áp, có thể dẫn đến mù lòa

Các bạn có thể đăng kí trang của chúng tôi bằng cách đăng ký email hoặc theo dõi chúng tôi trên Google+ để nhận được các bài giảng cập nhật sớm nhất!
Độc giả thắc mắc xin vui lòng để lại câu hỏi bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất!
 

No comments:

Post a Comment

Bottom Ad [Post Page]

| Thiết kể bởi Trung tâm y khoa