Cập nhật tin tức y khoa, tổng hợp các bài giảng mới nhất từ các tổ chức y tế uy tín trên thế giới, phác đồ điều trị, cách sử dụng thuốc. Chia sẻ tài liệu y khoa.

Full width home advertisement

QUẢNG CÁO

Tổng quan về chứng táo bón

  • Táo bón xảy do tình trạng giảm nhu động ruột đặc trưng bởi tình trạng khó đi cầu kéo dài trong vài tuần hoặc lâu hơn.
  • Táo bón thường được mô tả là đi cầu ít hơn ba lần trong một tuần.
  • Táo bón là một tình trạng rất phổ biến, gặp ở nhiều người (mỗi người mắc táo bón ít nhất một lần trong đời), không gây nguy hiểm nhưng một số người mắc chứng táo bón mãn tính có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc hàng ngày. Táo bón mãn tính cũng có thể gây ra căng thẳng quá mức.
  • Điều trị táo bón mãn tính tùy thuộc một phần vào nguyên nhân gây ra táo bón. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nguyên nhân không bao giờ được tìm thấy.


TẤT TẦN TẬT VỀ TÁO BÓN MÃN TÍNH

Triệu chứng của táo bón

Dấu hiệu và triệu chứng táo bón mãn tính bao gồm:
  • Đi đại tiện ít hơn ba lần mỗi tuần.
  • Phân cứng.
  • Phải rặn nhiều khi đại tiện.
  • Cảm giác như bị tắc nghẽn trong lòng trực tràng ngăn cản sự đi xuống của phân.
  • Cảm giác không thể tống hết phân từ trực tràng.
  • Cần giúp đỡ để làm rỗng trực tràng, chẳng hạn như dùng tay để ấn vào bụng và sử dụng một ngón tay để loại bỏ phân từ trực tràng.
Táo bón được coi là mãn tính có hai hoặc nhiều hơn các triệu chứng này trong ba tháng qua.

Những nguyên nhân gây ra táo bón

Táo bón thường xảy ra khi chất thải hoặc phân di chuyển quá chậm qua đường tiêu hóa hoặc không thể tống phân ra khỏi lòng trực tràng, nước bị hấp thu vào trong thành ruột làm cho phân trở nên cứng và khô. Táo bón mãn tính có nhiều nguyên nhân:

- Tắc nghẽn đại tràng hoặc trực tràng.

- Sự tắc nghẽn ở ruột già hoặc trực tràng có thể làm chậm lại hoặc tắc nghẽn sự đi ra của phân. Nguyên nhân có thể:

  • Nứt kẽ hậu môn, bệnh nhân sợ đi cầu làm nặng tình trạng táo bón.
  • Tắc ruột.
  • Ung thư đại trực tràng.
  • Hẹp lòng ruột.
  • Ung thư các cơ quan khác trong ổ bụng chèn vào đại tràng.
  • Ung thư trực tràng.

- Các vấn đề thần kinh có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh chi phối các cơ ruột già và trực tràng gây co cơ cản trở phân qua ruột. Nguyên nhân bao gồm:

  • Bệnh lý thần kinh tự động.
  • Đa xơ cứng
  • Bệnh Parkinson
  • Chấn thương tủy sống.
  • Đột quỵ.
  • Rối loạn cơ vòng.

- Các vấn đề với các cơ vùng chậu liên quan đến việc đi tiêu có thể gây táo bón mãn tính. Những vấn đề này có thể bao gồm:

  • Không thể thư giãn các cơ khung chậu cho phép chuyển động ruột (anismus)
Các vùng cơ chậu không phối hợp sự thư giãn và co lại một cách chính xác Cơ xương chậu yếu

- Một số bệnh lý ảnh hưởng đến hoóc môn trong cơ thể.

Hormones giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể bạn. Một số bệnh lý làm rối loạn sự cân bằng của hoóc- môn có thể dẫn đến táo bón, bao gồm:
  • Bệnh tiểu đường.
  • Cường tuyến cận giáp (hyperparathyroidism).
  • Mang thai.
  • Thiểu giáp (hypothyroidism).

- Các yếu tố nguy cơ:

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ táo bón mãn tính bao gồm:
  • Người lớn tuổi.
  • Phụ nữ
  • Bị mất nước.
  • Ăn khẩu phần ăn ít chất xơ.
  • Ít hoặc không có hoạt động thể chất.
  • Dùng một số thuốc nhất định, bao gồm thuốc an thần, chất ma tuý, một số thuốc chống trầm cảm hoặc thuốc hạ huyết áp.
  • Có bệnh lý tâm thần như trầm cảm hoặc rối loạn ăn uống.

Biến chứng của chứng táo bón

Các biến chứng của táo bón mãn tính bao gồm:
  • Sưng phù ở hậu môn (bệnh trĩ). Cố gắng đi cầu có thể gây ra sưng tấy tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn.
  • Rách da trong hậu môn (rãnh hậu môn). Phân cứng có thế làm rách niêm mạc hoặc da vùng hậu môn.
  • Táo bón mãn tính có thể gây ra sự tích tụ phân cứng trong lòng ruột.
  • Sa trực tràng.

Cách phòng ngừa táo bón

Các phương pháp sau đây có thể giúp hạn chế táo bón mãn tính.
  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn, bao gồm đậu, rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và cám.
  • Ăn ít thực phẩm có lượng chất xơ thấp như thực phẩm chế biến sẵn, sữa và các sản phẩm từ thịt.
  • Uống nhiều nước.
  • Vận động càng nhiều tốt càng tốt và cố gắng tập thể dục đều đặn.
  • Cố gắng kiểm soát căng thẳng.
  • Không cố gắng kiềm chế đại tiện.
  • Tạo ra một thói quen thường xuyên cho việc đi đại tiện, đặc biệt là sau bữa ăn.
  • Hãy đảm bảo rằng trẻ em bắt đầu ăn thực phẩm có nhiều chất xơ trong chế độ ăn của chúng.

Chẩn đoán táo bón

Ngoài việc khám sức khoẻ tổng quát và thăm khám trực tràng, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm và thủ thuật sau đây để chẩn đoán táo bón mãn tính và tìm nguyên nhân:
  • Xét nghiệm hocmon tuyến giáp: khảo sát có tình trạng thiểu giáp hay không.
  • Nội soi trực tràng, đại tràng sigmoid (sigmoidoscopy). Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một ống mềm vào trong hậu môn để kiểm tra trực tràng và phần dưới của ruột già.
  • Kiểm tra trực tràng và toàn bộ ruột già (nội soi đại tràng). Xét nghiệm này cho phép bác sĩ kiểm tra toàn bộ ruột già bằng một ống mềm linh hoạt.
  • Đánh giá chức năng cơ vòng hậu môn. Trong thủ thuật này, bác sĩ chèn một ống hẹp, linh hoạt vào hậu môn và trực tràng và sau đó bơm thêm một quả bóng nhỏ ở đầu ống. Thiết bị này sau đó được kéo trở lại qua cơ vòng. Thủ thuật này cho phép bác sĩ đo sự phối hợp của các cơ.
  • Đánh giá tốc độ cơ vòng hậu môn (thử nghiệm loại bỏ bong bóng). Bài kiểm tra này đo lượng thời gian cần thiết để đẩy ra một quả bóng đã được đổ đầy nước và đặt vào trực tràng của bạn.
  • Đánh giá thức ăn di chuyển qua ruột già. Trong test này, bạn có thể nuốt một viên nang có chất đánh dấu hoặc thiết bị ghi không dây. Sự di chuyển của nang qua đại tràng sẽ được ghi lại trong vài ngày và có thể nhìn thấy trên tia X.
  • Trong một số trường hợp, bạn có thể ăn thức ăn có chứa chất phóng xạ và một máy ảnh đặc biệt sẽ ghi lại tiến trình của nó (scintigraphy). Bác sĩ sẽ tìm kiếm dấu hiệu rối loạn chức năng cơ của đường ruột và lượng thức ăn di chuyển qua ruột như thế nào.

Điều trị táo bón

Điều trị táo bón mãn tính thường bắt đầu với điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống với mục đích cuối cùng là làm tăng tốc độ phân đi qua ruột. Nếu những thay đổi này không có kết quả, mới nghĩ đến dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
  1. Thay đổi chế độ ăn và lối sống:
  2. Có thể thực hiện những thay đổi sau đây để làm giảm táo bón:
  • Tăng lượng chất xơ trong mỗi bữa ăn. Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống làm tăng trọng lượng và tốc độ của phân và đi qua ruột. Ăn nhiều trái cây và rau tươi mỗi ngày. Chọn ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm làm từ ngũ cốc. 
  • Bác sĩ có thể tính toán khối lượng cụ thể chất xơ cần tiêu thụ mỗi ngày. Nói chung, mục tiêu là 14 gram chất xơ cho mỗi 1.000 calo trong chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.


Sự gia tăng đột ngột lượng chất xơ ăn vào có thể gây ra đầy hơi, vì vậy hãy bắt đầu từ từ và đạt mục tiêu trong vài tuần.
  • Tập thể dục hầu hết các ngày trong tuần. Hoạt động thể chất làm tăng hoạt động của cơ ruột. Cố gắng tập thể dục trong hầu hết các ngày trong tuần. Nếu bạn không thể tập thể dục, hãy trao đổi với bác sĩ về việc bạn có khỏe mạnh để bắt đầu chương trình tập luyện hay không.
  • Đừng cố gắng kiềm chế đại tiện, việc kiềm chế đi đại tiện càng làm cho tình trạng táo bón tồi tệ hơn.

Vai trò của thuốc nhuận tràng trong điều trị táo bón

Hiện có nhiều loại thuốc nhuận tràng trên thị trường. Mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau để làm tăng nhu động ruột. Sau đây là một số loại thuốc nhuật tràng:
  • Thuốc bổ sung chất xơ: Thuốc bổ sung chất xơ bổ sung lượng lớn chất xơ vào phân của bạn, bao gồm: Psyllium (Metamucil, Konsyl), Canxi Polycarbophil (FiberCon) và chất xơ Methylcellulose (Citrucel).
  • Thuốc kích thích nhu động ruột: bao gồm Correctol, Bisacodyl (Ducodyl), Dulcolax và Senna-sennosides uống (Senokot).
  • Osmotics: Thuốc có tác dụng nhuận tràng nhờ tăng lượng chất lỏng di chuyển qua ruột, bao gồm Magnesium hydroxyd uống (Phillips Milnes of Magnesia), Magnesium citrate, Lactulose (Kristalose), Polyethylene glycol (Miralax). Ngoài ra, Polyethylene glycol (PEG) (Golytely, Nulytely) được bán theo đơn.
  • Dầu bôi trơn: Các chất bôi trơn như dầu khoáng giúp phân để di chuyển qua ruột dễ dàng hơn.
  • Thuốc làm mềm phân: Các chất làm mềm phân như Docusate natri (Colace) và Docusate Calcium (Surfak) làm ẩm phân bằng thẩm thấu nước từ ruột.
  • Ngoài ra, Glycerin hoặc Bisacadyl suppositories cũng có thể làm mềm phân.

Các loại thuốc khác:

Nếu các loại thuốc mua tự do không giúp cải thiện tình trạng táo bón mãn tính, bác sĩ có thể kê cho bạn một loại thuốc, đặc biệt nếu bạn có hội chứng ruột kích thích.
  • Các loại thuốc hấp thu nước vào lòng ruột: Một số thuốc được bán theo đơn để điều trị táo bón mãn tính: Lubiprostone (Amitiza) và Linaclotide (Linzess), tác dụng bằng cách hút nước vào ruột và tăng tốc độ di chuyển của phân.
  • Các loại thuốc khác: Misoprostol (Cytotec), Colchicine / Probenecid (Col-Probenecid) và Onabotulinumtoxin A (còn được gọi là Botulinum độc tố loại A hoặc Botox) hoạt động theo nhiều cách khác nhau và có thể được sử dụng để điều trị táo bón mãn tính.

Tập luyện cơ xương chậu nhằm mục đích điều trị táo bón

  • Tập luyện cơ xương chậu là làm việc với một bác sĩ vật lí trị liệu, trong đó có sử dụng một số thiết bị để giúp bạn học cách co và giãn các cơ vùng chậu. Thư giãn các cơ sàn vùng chậu của bạn vào đúng thời điểm trong lúc đi vệ sinh có thể giúp bạn đi tiêu dễ dàng hơn.
  • Trong buổi tập luyện, một ống đặc biệt (ống thông) để đo áp lực của cơ được chèn vào trực tràng. Bác sĩ trị liệu sẽ hướng dẫn bạn các bài tập để luân phiên thư giãn và co các cơ xương chậu. Một máy khác sẽ đánh giá sự co cơ và sử dụng âm thanh hoặc đèn chiếu sáng để giúp bạn hiểu khi nào bạn cần giãn cơ.

Vai trò của phẫu thuật trong điều trị táo bón

Tất tần tật về táo bón mãn tính
Hãy điều trị sớm táo bón, đừng để phải lên bàn mổ nhé mọi người!
  • Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu bạn đã được điều trị bằng các phương pháp khác không đỡ và táo bón mãn tính của bạn là do tắc nghẽn, nứt hậu môn hoặc hẹp lòng ruột.
  • Đối với những người đã được điều trị bằng những phương pháp khác mà không thành công và những người có tốc độ phân chậm khi đi qua lòng ruột, phẫu thuật cắt bỏ phần ruột bị tắc hoặc hẹp có thể là một lựa chọn. 


Bottom Ad [Post Page]

| Thiết kể bởi Trung tâm y khoa